Saturday, 20/04/2024 - 17:59|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Song Vân
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 2018-2019

BẢN THUYẾT TRÌNH Ý TƯỞNG DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 2018-2019

 

ĐỀ TÀI: Cây hỗ trợ đập bóng chuyền và chuyền bóng thấp tay

 

 

 

I. DỰ ÁN NGHIÊN CỨU.

1. Lí do chọn đề tài.

Qua quá trình Thầy giáo hướng dẫn tập luyện kỹ thuật đập bóng và chuyền bóng thấp tay chúng em thấy rằng để thực hiện được kỹ thuật đập bóng chuyền thì cần rất nhiều công đoạn từ bắt bước 1 ( bắt quả bóng do đối phương phát sang) cho bạn chuyền 2 chuyền bóng sau đó tùy từng đường bóng của người chuyền 2 đẹp, cơ bản tốt thì chúng em mới thực hiện được quả đập bóng tấn công. Quá trình đập bóng hay bị gián đoạn do lỗi của người bắt bước 1 và lỗi của người chuyền 2 nên thời gian tập luyện nhiều mà hiệu quả không cao, tập luyện chiến thuật còn nhiều hạn chế.

Do đó, nhằm nâng cao kỹ thuật đập bóng tốt, bắt bước 1 tốt, chuyền bóng thấp tay tốt hơn nên chúng em đã nảy sinh ra ý tưởng nghiên cứu và chế tạo “Cây hỗ trợ đập bóng chuyền và chuyền bóng thấp tay”

 

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Dự án thành công sản phẩm “Cây hỗ trợ đập bóng chuyền và chuyền bóng thấp tay trở thành dụng cụ hữu hiệu cần có ở trường học cũng như các trung tâm tập luyện thể thao trên địa bàn và các khu dân cư. Kích thước của máy nhỏ gọn, di chuyển dễ rang, dễ sử dụng và đem lại hiệu quả cao.

Qua quá trình sử dụng thực tế tại trường thcs song vân nói riêng và các thôn xóm tại địa phương nói chung thì học sinh trường đã đạt được nhiều danh hiệu trong các cuộc thi do phòng, huyện, tỉnh , quốc gia tổ chức, phát triển được phong trào bóng chuyền truyền thống tại quê hương song vân.

3. Mục tiêu của dự án nghiên cứu.

Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo “Cây hỗ trợ đập bóng chuyền và chuyền bóng thấp tay là biện pháp ứng dụng các nguyên lý vật lý, kĩ thuật cơ khí; bằng dụng cụ cơ khí cơ bản phễu chứa bóng, đường dẫn bóng, hệ thống dẫn bóng, hệ thống giữ thăng bằng.

Dụng cụ hoàn thiện phải đảm bảo tính đa năng, dễ thao tác, Dễ dàng sử dụng cho những người mới tập môn bóng chuyền, tập nâng cao đối với các vận động viên thi đấu thành tích cao, phù hợp với những bài tập chiến thuật do huấn luyện viên đưa ra.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

Dự án nghiên cứu dụng cụ có ứng dụng rộng phù hợp với người mới tập môn bóng chuyền, nhằm tạo kỹ thuật đập bóng, bắt bước 1 tốt, chuyền bóng thấp tay tốt hơn. Cũng phù hợp với các vận động viên tập nâng cao để thi đấu có thành tích cao, phù hợp với những bài tập chiến thuật do huấn luyện viên đưa ra.

5. Phương pháp nghiên cứu.

* Phương pháp tư duy: Kết hợp sử dụng phương pháp tư duy diễn dịch và tư duy quy nạp.

* Phương pháp thực hiện nghiên cứu cụ thể: Sử dụng phương pháp thực nghiệm với 5 bước.

Bước 1: Hình thành ý tưởng, xác định đề tài thiết kế: Điều tra nghiên cứu nguyện vọng của các bạn học sinh cùng trường, người dân địa phương cũng như các anh chị đang tập luyện chuyên sâu ở trung tâp thể thao tỉnh Bắc Giang, trường Đại học thể dục thể thảo Từ Sơn Bắc Ninh để hình thành ý tưởng và xác định đề tài nghiên cứu, thiết kế.

Bước 2: Thu thập thông tin, đề ra phương án thiết kế, nghiên cứu nguyên lý làm việc, tiến hành tính toán lập bản vẽ xác định hình dạng, kích thước, kết cấu, chức năng của sản phẩm.

Bước 3: Chế tạo thử.

Bước 4: Tiến hành thử nghiệm, thẩm định, đánh giá phương án thiết kế.

Bước 5: Lập sơ đồ kĩ thuật và hoàn thiện sản phẩm.

6. Dự kiến kết quả nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu qua thực tiễn đời sống sinh hoạt, nghiên cứu những giải pháp kĩ thuật cơ khí trên những tài liệu sách báo, internet, sự hướng dẫn của thầy cô giáo… để tạo ra“Cây hỗ trợ đập bóng chuyền và chuyền bóng

thấp tay đạt được mục tiêu của dự án.

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

  1. Những bộ phận chính của dụng cụ:

+ Phễu chứa bóng .

+ Thanh dẫn bóng – tay giữ bóng.

+ Thân máy.

+ đế máy.

+ Hệ thống đưa bóng lên phễu.

+ Thanh giữ bóng tập, chuyền bóng thấp tay.

2. Chuẩn bị vật liệu

- Vật liệu:

+ Phễu chứa bóng được làm bằng thanh sắt định hình bọc vải

- 2 miếng đệm mút dài 30 cm, rộng 10cm

- Hai cây sắt ống 42 và 48

+ Thanh đập bóng chuyển thấp tây

- 1m ống sắt 16

- 1m ống sắt 18

- 1m ống sắt 24

+ Hệ thống dẫn bóng lên phễu chứa

  • Động cơ đưa bóng lên phễu chứa : Mô tở
  • 1 ắc quy
  • Nhông xích xe máy
  • Thanh định hướng dẫn bóng
  • Điều khiển
  • Chân đế ống sắt, bánh xe, hộp chứa bao đựng cát giữ thăng bằng và chứa ắc quy
  • Chế tạo:

Bước 1: Chế tạo phần chứa bóng – giữ bóng

  • Hàn khung phễu chứa bóng, bọc vải bên ngoài
  • Hàn thanh dẫn bóng có chiều dài 88 cm
  • Chế tạo tay giữ bóng: Làm bằng sắt và đệm mút
  • Thanh Z hãm bóng

 

Bước 2: : Chế tạo thân cây

  • 2 ống sắt lồng vào nhau: ống trong 42 dài 1,3m , ống ngoài 48 dài 2m
  • Khoan lỗ có bắt đai ốc cố định độ cao trên thân, thay đổi độ cao phù hợp với từng đối tượng tập luyện
  • Bắt ròng rọc cố định trên thân cây bên ngoài để điều chỉnh độ cao của cây bên trong.

Bước 3: Chế tạo giá đỡ:

  • Giá đỡ gọn có hệ thống bánh xe di chuyển.
  • Lắp đặt hộp sắt chứa cát giữ thăng bằng và acquy.

Bước 4: Chế tạo hệ thống đưa bóng lên phễu chứa

- Hàn thanh dẫn bóng có chiều cao 3m

- Lắp nhông xích truyền lực

- lắp đặt mô tơ có điều khiển tự động

- lắp đặt Ắc quy trong hộp chứa.

  • Giá đỡ gọn có hệ thống bánh xe (có hãm) di chuyển .

Bước 5: Chế tạo thanh giữ bóng hỗ trợ tập chuyền bóng tầm thấp

+ 3 ống sắt:

- 1m ống sắt 16

- 1m ống sắt 18

- 1m ống sắt 24

Được lồng cố định vào nhau ( có thể điều chỉnh được ngắn dài) đầu thanh lắp tay giữ bóng

 

 

 

III. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Bóng được đưa vào cột vận chuyển qua cửa đóng mở trên thân cột. Cửa đóng lại khi đã đủ lượng bóng. Bật động cơ, động cơ truyền lực qua xích cam đưa bóng lên phễu chứa. Bóng từ phễu chứa tự động lăn vào máng dẫn bóng sau đó tiếp tục di chuyển xuống tay giữ bóng ( tại đây bóng sẽ được giữ lại và đẩy cá giữ bóng). Khi đủ bóng theo yêu cầu, tắt động cơ.

Sau khi đập bóng khỏi tay giữ bóng thì quả bóng tiếp theo sẽ rời khỏi cá giữ bóng về vị trí tay giữ bóng. Quá trình hoạt động cứ luân phiên liên tục như vậy

Thanh hỗ trợ chuyền bóng thấp tay được cố định ở độ cao phù hợp trên thân cột dẫn bóng. Bóng được giữ cố định ở đầu thanh. Gắn chân thanh giữ bóng vào bên cột chuyển bóng để thanh giứ bóng có thể di chuyển lên cao xuống thấp tự do sao cho thanh đó không ảnh hưởng đến hướng chạy đà của người đang tập đập bóng. Quá trình tập luyện bao gồm bổ trợ 2 kỹ thuật đập bóng và chuyền bóng thấp tay.

 

IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA DỰ ÁN

- Sử dụng lại các vật liệu đã sử dụng ( mô tơ quạt không dùng đến, nhông xích xe máy đã qua sử dụng, sắt, vải đã dùng…)

- Giá thành thấp

- Lắp giáp đơn giản, gọn nhẹ rễ di chuyển, đạt hiệu quả.

- An toàn, không gây ảnh hưởng môi trường.

- Thanh giữ bóng tập chuyền bóng thấp tay nâng cao cảm giác bóng, điểm tiếp xúc nên đường bóng ổn định, chính xác hơn.

- Dễ dàng sử dụng cho những người mới tập môn bóng chuyền, tập nâng cao đối với các vận động viên thi đấu thành tích cao, phù hợp với những bài tập chiến thuật do huấn luyện viên đưa ra.

V. KẾT QUẢ

Qua quá trình sử dụng thực tế tại trường thcs song vân nói riêng và các thôn xóm tại địa phương nói chung thì học sinh trường đã đạt được nhiều danh hiệu trong các cuộc thi do phòng, huyện, tỉnh , quốc gia tổ chức, phát triển được phong trào bóng chuyền truyền thống tại quê hương song vân.

 

VI. KẾT LUẬN.

Sau một thời gian thiết kế, chế tạo, lắp ráp, chạy thử đến nay sản phẩm “Cây hỗ trợ đập bóng chuyền và chuyền bóng thấp tay”:

- Đạt được các yêu cầu, các thông số kỹ thuật đặt ra.

- Máy ứng dụng vào luyện tập được ngay

- Gọn nhẹ, dễ lắp đặt, dễ vận chuyển, dễ sử dụng, chi phí thấp, hiệu quả cao.

- Máy được lắp đặt tại nhà trường, hằng ngày các bạn tham gia tập luyện rất đông và thích thú.

 

 

Tổ KHTN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3
Hôm qua : 5
Tháng 04 : 97
Năm 2024 : 965